Mẹ bầu không nên ăn rau quả gì khi mang thai

Trong quá trình mang thai thì rau củ quả là một trong những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho mẹ và cả thai nhi.

Rau quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu, giúp hệ thống tiêu hóa tốt hơn, đặc biệt là tránh được những tình trạng ốm nghén trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng rất tốt cho tim mạch và sự phát triễn của thai nhi như tim, xương  và các bộ phận của thai nhi

Tuy nhiên, có những loại ra mà mẹ bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và cả sức khỏe cho bản thân nữa.

Vậy những loại rau củ quả nào mà mẹ bầu nên tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhỉ?

Hãy cùng http://nghebep.hatenablog.com tham khảo bài viết sau để hiểu rõ điều đó nhé.

 Rau ngót

f:id:nghebep:20180512164639j:plain

Chắc hẵn thì đây là loại rau mà quá thân thuộc với nhiều người, vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì đây chính là loại rau mà mẹ bầu nên tránh.

Vì trong rau có chứa nhiều hoạt chất papaverin, chất có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai. Đặc biệt, những bà mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non lại càng nên hạn chế ăn rau ngót.

 

Ngải cứu

Chúng ta đều biết cây ngãi cứu được xem là cây thuốc có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và thường được bác sĩ sử dụng để an thai cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho biết nếu phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu ăn quá nhiều ngải cứu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Vậy nên trong 3 tháng đầu mang thai thì các bà bầu nên hạn chế tránh sử dụng cây ngãi cứu này.

Đọc thêm: Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai

Rau chùm ngây

Rau chùm ngây được xem như “thần dược” bởi loại rau này có giá trị dinh dưỡng rất cao với hơn 90 dưỡng chất. Các nghiên cứu cho thấy rằng, rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.

Ngoài ra, nó còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng sinh, đào thải chất độc cho cơ thể, giúp người mẹ ổn định đường huyết áp.

Tuy nhiên, nó lại là loại rau mà không mẹ bầu nên tránh. Lý do là trong quả chùm ngây có alpha-sitosterol (một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai), chất này có thể làm co cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai.

Cho nên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bà bầu không nên ăn loại rau này, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên.

Rau sam

f:id:nghebep:20180512164626j:plain

Trong rau sam chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là các axit báo, omega-3 dồi dào nhưng đây lại là một trong những thực phẩm mà các mẹ bầu nên hạn chế ăn.

Vì nếu ăn loại rau này thì có thể gây kích thích mạnh và gia tăng tần suất co bóp ở tử cung, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai.

Rau răm

Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.

Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn rau răm sẽ dễ dấn đến tình trạng thiếu máu, mà đây chính là một trong những tình trạng hay xảy ra khi phụ nữ mang thai.

Vậy nên các bà bầu nên hạn chế ăn rau này, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều loại rau này còn có thể khiến tử cung bị co thắt, dẫn đến sảy thai.

Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin. Trong đó, chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin lại kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.

Bà bầu không nên ăn củ dền

Củ dền màu đỏ, nên nhiều mẹ bầu cứ nghĩ rằng ăn nó sẽ bổ máu, nhưng thực tế thì không nên nhưng vậy.

Vì khi ăn củ dễ thì có thể khiến máu của mẹ bầu bị oxy hóa thành methemoglobin, làm cho hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy, gây ra tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Bà bầu không nên ăn khoai sắn (khoai mỳ)

Sắn chứa nhiều axit cyanhydric – là một chất có thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị rối loạn.Nếu muốn ăn sắn, mẹ bầu nên gọt sạch vỏ, ngâm trong nước khoảng 1 giờ, luộc sôi không đậy nắp để độc tố bay hơi nhé.

Không nên ăn khoai tây

Đặc biệt là những khoai tay có đã mọc mầm xanh, trong những củ vậy chứa rất nhiều độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Bà bầu không nên ăn gừng, ớt

Đây là những gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Những ớt và gừng là nguyên nhân dễ gây ra hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục.

Vì thế thai phụ nên hạn chế dùng nhiều trong quá trình mang thai. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.

Không nên ăn mướp đắng (khổ qua)

f:id:nghebep:20180512164603j:plain

Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.

Tuy chứa rất nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe mẹ bầu, nhưng vị đắng của mướp lại là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt tử cung. Vì thế, mẹ hãy hạn chế ăn mướp đắng trong thai kỳ nhé.

Đọc thêm: Mẹ bầu có nên ăn ốc gạo không

Không nên ăn dưa muối

Thông thường thì dưa muối là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng dưa hay các rau củ quả khác với muối để lên men chua dưới tác dụng của các loại vi sinh vật. Ăn dưa muối có chứa nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng không đúng cách thì coi như đó là thực phẩm gây hại cho thai nhi. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Vậy qua bài viết này, chúng ta đã biết những loại rau mà các mẹ bầu nên tránh để có thể ảnh thưởng không tốt đến sức khỏe và thai nhi.

Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn.